Bộ tiêu chí lựa chọn cổ phiếu CANSLIM

0
1069

Bộ tiêu chí đầu tư CANSLIM  rất nổi tiếng trên thế giới, được phát triển bởi William J. O’Neil, bộ tiêu chí này được William J. O’Neil giới thiệu trong cuốn sách làm giàu qua chứng khoán. Bộ tiêu chí  này là dạng đầu tư vào doanh nghiệp tăng trưởng, xác định các công ty đăng trong giai đoạn tăng trưởng và mua  khi cổ phiếu bứt phá khỏi vùng giá tích lũy.

Bộ tiêu chí đầu tư CANSLIM là gì?

CANSLIM là 7 chữ cái viết  của 7 yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư.

C = Current Quarterly Earnings: Tăng trưởng EPS quý gần nhất

  • Mức tăng trưởng so với cùng kỳ để tránh yếu tố dao động theo thời vụ.
  • Tăng trưởng phải đến từ hoạt động kinh doanh chính, loại bỏ những tăng trưởng mang tính bất thường một lần như bán bất động sản, hoàn nhập dự phòng, chênh lệch tỷ giá.
  • Mức tăng trưởng tối thiểu là từ 20% trở lên.
  • Mức tăng trưởng EPS phải có sự đồng bộ về doanh thu, doanh thu tăng trưởng từ 25% trở lên so với cùng kỳ.

A = Annual Earnings Increases: Tăng trưởng EPS hàng năm

  • Chọn các doanh nghiệp có mức tăng trưởng EPS hàng năm từ 20% trở lên kéo dài từ 3 – 5 năm.
  • Khi chọn doanh nghiệp cũng nên chọn những doanh nghiệp có ROE từ 17% trở lên. ROE cao thể hiện khả năng sinh lời tốt của doanh nghiệp khi sử dụng vốn của cổ đông.

N = New Products, New Management, New Highs: Sản phẩm mới, lãnh đạo mới, vị thế mới

  • Tiêu chí này có thể hiểu sâu xa là nguồn gốc của tăng trưởng, sản phẩm dịch vụ mới này có thể sản phẩm mới được phát minh, nhà máy mới xây, mở rộng thị trường kinh doanh….
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ mới phải tác động trọng yếu lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Ví dụ năm VCS năm 2015 đưa công nghệ mới vào sản xuất đá thạch anh nhân tạo,  hay MWG mở thêm chuỗi Điện Máy Xanh, hay DHC xây nhà máy giao long 2, HPG đưa nhà máy Dung Quất vào hoạt động.

 

Đọc thêm  Nguyên nhân thật sự làm thay đổi giá tài sản trong nền kinh tế

 

S = Supply and demand: Quy luật cung cầu cổ phiếu, nhu cầu mua cổ phiếu lớn

  • các cổ phiếu có lượng cổ phiếu tự giao dịch (free loat) thấp thì sẽ dễ dàng tăng giá, nhưng khi giảm cũng sẽ giảm mạnh.
  • khi công ty chia tách cổ phiếu (phát hành thêm cổ phiếu – Bonus share) quá nhiều (ví dụ 1 cp nhận thêm 2 cp nữa,  hoặc 3 cp nữa) sẽ khiến tăng lượng cung cổ phiếu lên quá nhiều điều này có thể đẩy công ty vào tình trạng nặng nề (“cổ phiếu nặng mông”), và uể oải sớm hơn.
  • Các công ty mua lại cổ phiếu quỹ trên thị trường sẽ làm giảm nguồn cung cổ phiếu.
  • Đánh giá tình hình cung cầu cổ phiếu thông qua theo dõi biểu đồ hàng ngày. Khi cổ phiếu giảm giá thì nên có khối lượng thấp, khi tăng giá thì khối lượng nên tăng cao.

L = Leader  or Laggard: Cổ phiếu dẫn đầu hay đội sổ?

  • Hãy mua 2 – 3 cổ phiếu tốt nhất trong ngành đang tăng trưởng
  • Tìm kiếm các cổ phiếu dẫn đầu mới qua các cuộc điều chỉnh. Trong quá trình tăng giá của thị trường sẽ có những nhịp điều chỉnh, cổ phiếu dẫn đầu thường đột phá lên các đỉnh mới sau khi thị trường hồi phục.
  • Tìm kiếm những cổ phiếu “cường tráng” bất thường trên thị trường suy thoái, tức khi là thị trường đang trong xu hướng giảm hoặc điều chỉnh nhưng cổ phiếu vẫn tăng rất mạnh mẽ và đi ngược thị trường.

I = Institutional Sponsorship: các tổ chức bảo trợ, hay quỹ đầu tư chuyên nghiệp mua vào cổ phiếu

  • Trong cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp nên có các quỹ đầu tư, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp nắm giữ. Và có ít nhất một vài quỹ đầu tư có thành tích xuất sắc.
  • Hãy tìm kiếm các công ty mà ban lãnh đạo sở hữu nhiều cổ phiếu

M =  Market Direction: Xu hướng thị trường chung

  • Khi thị trường chung giảm thì đa số các cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ giảm theo, do đó bạn cần xác định thị trường trong xu hướng nào?
  • Học cách xác định xu hướng của thị trường thông qua giá cả và khối lượng

Phân tích bộ tiêu chí CANSLIM

  • Trong quá trình đầu tư thực tế không phải lúc nào cổ phiếu cũng đạt tất cả 7 tiêu chí CANSLIM, nhà đầu tư cần phải nắm được linh hồn của phương pháp để linh hoạt trong việc áp dụng thực tế.
  • Cốt lõi của CANSLIM là lựa chọn cổ phiếu đang tăng trưởng, như vậy chữ cái C-A-N là quan trọng nhất, cũng là yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp. S-L-I-M thuộc về yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, thường do thị trường quyết định.
  • Trong yếu tố C-A-N thì C-A là biểu hiện của tăng trưởng, còn N là nguồn gốc của tăng trưởng. Con số tăng trưởng khoảng 20% hay ROE từ 17% chỉ mang tính chất tương đối, và chúng ta cần lưu ý con số tăng trưởng đó ở đầu chu kỳ tăng trưởng hay cuối chu kỳ tăng trưởng, nếu ở cuối chu kỳ tăng trưởng cần phải bán cổ phiếu.
    – N là yếu tố rất quan trọng, có thể coi là nguồn gốc của tăng trưởng. Như vậy có thể thấy là yếu tố N rất rộng, phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh. Ví dụ đối với các ngành sản xuất thì N thường là việc mở rộng nhà máy, sản xuất sản phẩm mới (như HPG, DHC); đối với các doanh nghiệp bán lẻ thì N là việc mở rộng chuỗi bán hàng, tham gia các ngành bán lẻ mới (PNJ, MWG, MSN); đối với doanh nghiệp BDS thì N là việc có thêm quỹ đất mới, dự án mới chuẩn bị khởi công, dự án hoàn thiện pháp lý giải phóng mặt bằng; Đối với ngành chứng khoán thì N là việc thanh khoản giao dịch thị trường tăng, thị trường chứng khoán phát triển; đối với ngành NH thì N có thể là việc mở rộng MIN, dự phòng giảm..; đối với doanh nghiệp bảo hiểm thì N là việc tăng lãi suất tiền gửi, các sản phẩm bảo hiểm mới làm tăng lượng tiền của doanh nghiệp…. có thể coi bất kỳ yếu tố tạo ra tăng trưởng thì đều là N.
  • Yếu tố S-L-I-M là các yếu tố ngoại sinh, thường chỉ tác động đến dao động của cổ phiếu, Các yếu tố này nhiều khi đến từ nguyên nhân nội tại doanh nghiệp. Giống như một cô gái đẹp sẽ có nhiều chàng trai theo đuổi. Ví dụ như yếu tố S- I – khi doanh nghiệp tốt, tăng trưởng mạnh mẽ sẽ tạo ra cầu lớn hơn nguồn cung, và cung sẽ thu hút các quỹ đầu tư tham gia.

 

Đọc thêm  Phương pháp đầu tư theo phân tích kỹ thuật