Chứng quyền có đảm bảo là gì? Các thuật ngữ về chứng quyền

0
1366

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Chứng quyền có đảm bảo (Covered Warrant-CV) là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở cho tổ chức phát hành chứng quyền đó theo một mức giá đã được xác định trước, tại hoặc trước một thời điểm đã được xác định, hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.

Các loại chứng quyền có đảm bảo trên thị trường chứng khoán

Trên các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới tồn tại hai loại chứng quyền cơ bản là chứng quyền mua (Call Warrant)  và chứng quyền bán (Put Warrant).

Chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện tại thời điểm đáo hạn của chứng quyền.

Chứng quyền bán là loại chứng quyền mà người sở hữu chứng quyền được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

Trong thời gian đầu trên thị trường chứng khoán việt nam các công ty chứng khoán phát hành chứng quyền mua theo kiểu Châu âu và thanh toán chênh lệch (giữa giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện) bằng tiền khi chứng quyền đáo hạn.

Các thuật ngữ liên quan đến chứng quyền có đảm bảo mà nhà đầu tư cần biết

Chứng khoán cơ sở: chứng quyền có bảo đảm có thể được phát hành trên nhiều chứng khoán cơ sở khác nhau như: cổ phiếu đơn lẻ (VNM, MBB,FPT…), chỉ số chứng khoán (vnindex, hnxindex, vn30index…), ETF.

Giá chứng quyền (phí chứng quyền): là số tiền mà nhà đầu tư phải trả cho tổ chức phát hành chứng quyền (người bán chứng quyền) để sở hữu chứng quyền. Khi niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán, giá chứng quyền chính là giá giao dịch trên thị trường và thông thường giá chứng quyền khá nhỏ so với giá trị thực của chứng khoán cơ sở.

Đọc thêm  Quy định giao dịch chứng quyền có bảo đảm

Ngày đáo hạn: mỗi chứng quyền có đảm bảo đều có tuổi thọ hữu hạn và kết thúc vào ngày được xác định trước trong tương lai (từ 3 tháng, 6 tháng,.. đến tối đa 24 tháng). Đây chính là ngày cuối cùng để nhà đầu tư sở hữu chứng quyền thực hiện quyền.

Giá thực hiện: là giá của chứng khoán cơ sở được xác định trước dùng để tính toán khi nhà đầu tư thực hiện quyền. Theo quy định hiện hành. Giá thực hiện là bình quân gia quyền 5 ngày giao dịch cuối cùng trước khi chứng quyền có đảm bảo đáo hạn.

Tỷ lệ chuyển đổi: khi chứng quyền có đảm bảo được phát hành, thông thường sẽ có thông tin về tỷ lệ chuyển đổi. Tỷ lệ chuyển đổi cho biết bao nhiêu chứng quyền cần có để được một chứng khoán cơ sở, tỷ lệ chuyển đổi có thể là 1:1 hoặc 2:1 hoặc 5:1 hoặc tỷ lệ nào đó tùy thuộc vào tổ chức phát hành.

Kiểu thực hiện quyền: giống như quyền chọn của chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm có thể được phát hành theo kiểu Châu Âu hay kiểu Mỹ.

Chứng quyền kiểu Mỹ cho phép người sở hữu thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào, trước hoặc đến khi chứng quyền đáo hạn.

Chứng quyền kiểu Châu Âu chỉ cho phép người sở hữu thực hiện quyền khi chứng quyền đáo hạn.

Trong thời gian đầu triển khai chứng quyền có đảm bảo tại thị trường chứng khoán Việt Nam được phát hành theo kiểu Châu Âu.

Quyền của người sở hữu chứng quyền: Nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền khi chứng quyền đáo hạn. Khi đến ngày đáo hạn nếu giá chứng khoán cơ sở nhỏ hơn giá thực hiện, chứng quyền mua bị lỗ. Khi đó khoản lỗ tối đa đối với nhà đầu tư chính là khoản chi phí bỏ ra để sở hữu chứng quyền đó.

Nghĩa vụ của tổ chức phát hành: tổ chức phát hành có nghĩa vụ chuyển giao hoặc mua chứng khoán cơ sở hoặc thanh toán tiền mặt khi nhà đầu tư sở hữu chứng quyền có yêu cầu.

Đọc thêm  Quy định giao dịch chứng quyền có bảo đảm

Đặc điểm của chứng quyền có đảm bảo

Chứng quyền có tính đòn bẩy cao: Giá của chứng quyền thường nhỏ hơn nhiều lần so với giá của chứng khoán cơ sở, tuy nhiên giá trị nội tại của chứng quyền sẽ thay đổi tương ứng với mức độ biến động giá của chứng khoán cơ sở. Vì vậy, tỷ lệ thay đổi giá của CW sẽ lớn hơn tỷ lệ thay đổi giá của chứng khoán cơ sở. Do đó, CW có thể làm gia tăng suất sinh lợi cho nhà đầu tư khi chứng khoán cơ sở biến động tăng theo đúng với dự báo của nhà đầu tư.

Để hiểu rõ hơn về tính đòn bẩy của chứng quyền chúng ta xem xét ví dụ sau đây:

Giả sử  một NĐT có số vốn đầu tư ban đầu là 100tr, muốn đầu tư vào cổ phiếu MBB với mục đích hưởng chênh lệch giá trên sàn giao dịch với giá 20k/CP. NĐT có thể lựa chọn 2 phương án sau:

PA1: Mua 5.000 cp MBB trên sàn giao dịch với giá 20k/cp hoặc

PA2: Mua chứng quyền đang lưu hành trên thị trường với các thông tin như sau

  • Mã Chứng quyền CMBB1902
  • Thời hạn 6 tháng
  • Giá quyền: 2.000đ/ chứng quyền
  • Tỷ lệ thực hiện quyền: 1:1 (Tức 1CW đổi 1 cp vào ngày đáo hạn)
  • Giá thực hiện 20.000đ

Với 100tr NĐT có thể mua được 50.000 chứng quyền với giá 2.000đ/CW

Giả sử 6 tháng sau giá cổ phiếu cơ sở đang giao dịch trên thị trường tăng lên 27.000/cp ta có mức sinh lời đối với các trường hợp ở trên như sau:

Trường hợp 1: NĐT mua 5000 CP với giá 20.000đ

Lợi nhuận = (27.000 – 20.000) x 5.000 = 35tr. Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư là 35/100=35%

Trường hợp 2: NĐT mua 50.000 CW với giá 2.000 tỷ lệ chuyển đổi 1CW lấy 1cp MBB

Lợi nhuận = (27.000 – 20.000 – 2.000) x 50.000 = 250.000.000tr. Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư là 250tr/100tr = 250%

Như vậy, ở ví dụ trên với mức vốn đầu tư ban đầu là 100tr thì nhà đầu tư mua chứng quyền có mức sinh lời 250% cao hơn nhiều so với mua cổ phiếu cơ sở (35%)

Mức tỷ suất sinh lời 250% của CW chính là nhờ tác động của đòn bẩy.

Đọc thêm  Quy định giao dịch chứng quyền có bảo đảm

Cố định khoản lỗ tối đa: Khi NĐT mua chứng quyền mà giá chứng khoán cơ sở biến động ngược chiều với dự đoán của nhà đầu tư thì khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư trong trường hợp này chỉ là khoản phí (giá) của CW mà nhà đầu tư đã bỏ ra để sở hữu chứng quyền đó.

Để hiểu rõ hơn đặc điểm này chúng ta hãy xét ví dụ sau:

NĐT A mua  1.000cp MBB với giá 20.000đ

NĐT B mua  1.000 chứng quyền MBB với các thông tin như ví dụ ở trên.

Giả sử 6 tháng sau giá cổ phiếu MBB trên thị trường giảm xuống 15.000đ/cp. Trong trường hợp này mức lỗ của 2 NĐT như sau:

NĐT A: Mức lỗ = (15.000 – 20.000)x 1.000 = -5tr. Nếu MBB tiếp tục giảm sâu hơn nữa mức lỗ của NĐT A sẽ càng lớn hơn nữa.

NĐT B: Do giá của cổ phiếu MBB trên trên TT là 15.000 thấp hơn với giá thực hiện là 20.000 nên chứng quyền lúc này bị lỗ, NĐT sẽ không thực hiện quyền và chấp nhận mất số tiền đã bỏ ra là 2.000 x 1000 = 2.000.000đ. Nếu cổ phiếu MBB tiếp tục giảm xuống thì NĐT B cũng chỉ mất 2tr đã bỏ ra để mua 1.000 CW.

Như vậy, có thể thấy khi đầu tư CW, khoản lỗ tối đa của nhà đầu tư luôn được cố định ở mức 2 triệu đồng cho dù giá của cổ phiếu MBB có giảm đến bất cứ mức giá nào.

Vốn đầu tư thấp: Giá giao dịch của mỗi chứng quyền trên thị trường thông thường là khá thấp. Vì vậy, khi tham gia nhà đầu tư chỉ bỏ ra số tiền khá nhỏ là có thể sở hữu số lượng cổ phiếu tương đương khi mua chứng khoán cơ sở.

Không phải ký quỹ khi tham gia giao dịch: Không giống như quyền chọn trong chứng khoán phái sinh, khi tham gia giao dịch CW nhà đầu tư không phải ký quỹ bất kỳ khoản tiền nào dù là chứng quyền mua hay bán.

Được giao dịch và thanh toán dễ dàng: Chứng quyền có đảm bảo được giao dịch và thanh toán tương tự như cổ phiếu thông thường. Tức là thanh toán chênh lệch bằng tiền theo nguyên tắc T+2 sau ngày bán chứng quyền và sau ngày T+2 chứng quyền về tài khoản kể từ ngày mua.