Định giá P/E và cách sử dụng

0
193

Nhóm định giá theo phương pháp so sánh (P/E, P/B, P/S…) có thể nói là phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong đầu tư chứng khoán vì sự đơn giản và dễ hiểu. Trong đó hệ số so sánh P/E là được sử dụng rộng rãi nhất.

Định giá P/E là một phương pháp định giá cổ phiếu bằng cách so sánh giá cổ phiếu của một công ty với lợi nhuận trên cổ phiếu mà công ty đó đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể thường là một năm.

Ví dụ, nếu giá thị trường của một cổ phiếu là 50 (đ/cp) và EPS của công ty là 5 (đ/cp/năm), thì P/E của công ty đó là 10 (năm). Có nghĩa là nếu lợi nhuận công ty không đổi thì sau 10 năm lợi nhuận công ty làm ra bằng với số tiền nhà đầu tư bỏ ra để mua cổ phiếu.

Nhưng thực tế lợi nhuận công ty luôn thay đổi, điểm mấu chốt là hiểu sự thay đổi của lợi nhuận. Sự thay đổi của lợi nhuận sẽ làm thay đổi giá cổ phiếu.

Lợi nhuận thay đổi thường có hai dạng chính là chu kỳ và tăng trưởng. 

Với doanh nghiệp chu kỳ chúng nên so sánh vốn hóa doanh nghiệp với lợi nhuận trong quá khứ để biết cổ phiếu đắt hay rẻ. Ví dụ hiện tại LSS  định giá P/E 2022 (vốn hóa 800 tỷ, LNST 40 tỷ – số làm tròn) là 20 nhìn thì rất cao, nhưng khi giá đường tăng cao như 2015 LNST lúc đó 150 tỷ, hay 2010 LNST 400 tỷ thì P/E của LSS khi giá đường tăng cao như 2015 thực chất chỉ có 5.3 (800/150) hoặc chỉ bằng 2 lần (800/400). Tương tự như đối với nhóm cổ phiếu thép, thủy sản… 

P/E của nhóm cổ phiếu chu kỳ đóng vai trò như hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật, khi P/E cao vô cực có nghĩa là lợi nhuận đang ở đáy (chạm hỗ trợ) thì có khả năng sẽ bật lên. Còn khi P/E 4 5 hay thậm chí 1 2 tưởng là rẻ nhưng rất có thể lợi nhuận đã đạt đỉnh (chạm kháng cự) khả năng sẽ đảo chiều. Ví dụ như nhóm cổ phiếu thép P/E quý 1 2/2022 chỉ có 4 5 ai cũng bảo rẻ sau đó giá còn rẻ nữa chỉ còn 1 2 mà giá vẫn cứ giảm vì đơn giản là lợi nhuận đã đạt đỉnh, giá giảm trước khi thấy lợi nhuận giảm.

P/E của cổ phiếu tăng trưởng phụ thuộc vào yếu tố tăng trưởng (G) và độ dài tăng trưởng (n), G và n càng cao thì P/E càng cao. Ví dụ như P/E Alphabet (công ty mẹ Google) 2017 khoảng 60 lần nhưng giá cổ phiếu đến cuối 2021 vẫn tăng 3 lần và giá còn tăng nữa nếu như lợi nhuận vẫn còn tăng trưởng. Hay ở Việt Nam P/E của FPT từ 15 đến trên 20 lần luôn cao hơn rất nhiều so với P/E của Vnindex là vì lợi nhuận tăng trưởng và có thể duy trì trong thời gian dài.

Điểm mấu chốt P/E là nằm ở E (lợi nhuận) khi hiểu lợi nhuận rồi, bạn sẽ sử dụng P/E một cách điêu luyện và không còn lấn cấn chuyện đắt rẻ nữa. Và sẽ hiểu vì sao có những cổ phiếu P/E trên trời vẫn tranh nhau mua, những cổ phiếu P/E rẻ mạt bán chả ai mua. 

KHÓA HỌC TƯ DUY THỰC HÀNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

Đọc thêm  Cỗ máy kiếm tiền Stanley Druckenmiller: Muốn chiến thắng thì hãy là một chú heo và chơi lớn! [Phần cuối]

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here