Hệ số Beta

0
4126

Các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng của phân tích cơ bản. Phân tích tỷ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau để tạo nên các tỷ số và từ đó để đánh giá hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng. Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích chỉ cần nhìn lướt qua các báo cáo tài chính cũng có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Có khá nhiều (gần 30 chỉ số) để phân tích tài chính doanh nghiệp. Do đó, để tiện lợi cho NĐT dễ tìm hiểu, chúng tôi sẽ tách thành hai phần gồm: các chỉ số quan trọng và các chỉ số phụ.

Trước khi vào giới thiệu về các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp quan trọng nhất, chúng tôi xin được giới thiệu tới NĐT một hệ số khá quan trọng và cần thiết đối với một NĐT chứng khoán đó là Hệ số beta:

Hệ số Beta hay còn gọi là: Chỉ số Beta, Bê ta, the Beta (β). Hệ số Beta là hệ số đo lường mức độ rủi ro hệ thống của 1 cổ phiếu (hay 1 danh mục đầu tư), bằng cách so sánh mức độ biến động giá của cổ phiếu đó so với mức độ biến động chung của toàn thị trường. Nếu 1 cổ phiếu có Beta lớn hơn 1, nghĩa là có khả năng sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn. (High Risk, High Return).

Đọc thêm  Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Ví dụ :
Hệ số Beta (β) của ngành bất động sản là khoảng 1.5, có nghĩa là mức độ rủi ro của ngành này cao hơn mức độ rủi ro của thị trường là khoảng 50%. Mức độ này là khá cao, cho thấy ngành bất động sản có lợi nhuận cao nhưng cũng đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro cao.

Việc biết được Beta và tỷ suất sinh lời của các sản phẩm tài chính sẽ giúp NĐT xác định được đối tượng phù hợp với khả năng chịu rủi ro của họ. Đối với nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao có thể chọn cổ phiếu có Hệ số Beta >1, NĐT chấp nhận rủi ro thấp có thể chọn cho mình cổ phiếu có Hệ số Beta <1.

Người ta thường so sánh Beta với 1 để xác định rủi ro của cổ phiếu, bằng cách:

  • Beta = 1: mức biến động giá chứng khoán ngang bằng với mức biến động của thị trường.
  • Beta < 1: mức biến động giá chứng khoán thấp hơn mức biến động của thị trường. (Các ngành cung cấp dịch vụ công ích)
  • Beta > 1: mức biến động giá chứng khoán cao hơn mức biến động của thị trường. (Các ngành kỹ thuật công nghệ cao)

Cách tính Hệ số Beta:

Các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp 2

Trong đó:
Cov(i,m): hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán i và tỷ suất sinh lợi của thị trường
σ2m : phương sai của tỷ suất sinh lợi thị trường.

Để có được hệ số này, nhà đầu tư  không cần tự tính toán mà có thể tra cứu dễ dàng ở nhiều trang web tài chính. Dưới đây là Bêta của HPG tra cứu được trên trang web cafef.vn:

Các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp 1

Việc phân tích và theo dõi các chỉ số tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng khi phân tích doanh nghiệp. Nó giúp NĐT đánh giá được hiện trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hỗ trợ cho quá trình đầu tư.

Chungkhoanviet.net

Đọc thêm  Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)