Lịch sử phân tích kỹ thuật

0
1041
Charles H.Dow
Charles H.Dow – lịch sử hình thành phân tích kỹ thuật

Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm. Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884, Charles H.Dow, người đã sáng lập lên “Tạp chí phố Wall” (The Wall Street Journal)đã giới thiệu chỉ số bình quân giá đóng cửa 11 cổ phiếu quan trọng nhất của thị trường nước Mỹ thời gian đó. Ông là người đã đặt viên gạch đầu tiên cho việc hình thành một cơ sở lý luận: Lý thuyết Dow – nền tảng của PTKT.

Sau khi C.H.Dow chết, năm 1902, người kế tục ông làm biên tập cho tờ nhật báo, William. P. Hamilton, đã  tiếp tục nghiên cứu và phát triển những lý thuyết trên. Ông xuất bản cuốn sách “The Stock Market Barometer” (Phong vũ biểu thị trường chứng khoán) vào năm 1922.

Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đã đi sâu vào việc hoàn thiện những nghiên cứu của Dow và Hamilton, Schabacker chính là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về Phân tích kỹ thuật. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh trong cuốn sách của mình: “Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock Market Profit”.

Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker – người cha của Phân tích kỹ thuật hiện đại tiếp đó là Edward và Magee với “Technical Analysis of Stock Trend”  và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, … thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật ” và được nâng

cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Từ lịch sử hình thành chúng ta thấy rằng, phân tích kỹ thuật bắt đầu từ Charles H.Dow, William. P. Hamilton với những nghiên cứu chủ yếu trên chỉ số chứng khoán chung. Thì đến Richard W. Schabacker khái niệm phân tích kỹ thuật mới ra đời, và ông chỉ ra rằng những nguyên lý của lý thuyết Dow áp dụng với chỉ số bình quân vẫn còn nguyên giá trị khi áp dụng vào từng cổ phiếu riêng lẻ, đây được coi là một bước đột phá vô cùng quan trọng để phân tích kỹ thuật trở nên hoàn thiện và được phổ biến. 

Điều này vô cùng quan trọng, nó là chỉ dấu cho thấy rằng khi dùng phân tích kỹ thuật, chúng ta hoàn toàn có thể phân tích độc lập và ra các quyết định hoàn toàn dựa trên cổ phiếu đó và có thể không cần để ý đến thị trường chung.

Đọc thêm  Khái niệm cơ bản về phân tích kỹ thuật