Mô hình tam giác

0
4472

Mô hình tam giác là một mô hình tiếp diễn xuất hiện trên đồ thị giá của chứng khoán trong một xu hướng giảm hoặc xu hướng tăng. Mô hình tam giác không phải là một mô hình đảo chiều như Vai đầu vai, hai đỉnh, hai đáy, ba đỉnh, ba đáy mà nó chỉ đánh dấu sự ngừng nghỉ tạm thời của giá trước khi tiếp tục xu hướng tăng hoặc giảm trước đó.

Một điểm khác biệt nữa giữa mô hình đảo chiều và mô hình tiếp diễn là khoảng thời gian xuất hiện mô hình. Mô hình đảo chiều thường mất nhiều thời gian hơn để hình thành đồng thời thể hiện sự thay đổi xu hướng chính khi mô hình hoàn thiện. Còn mô hình tiếp diễn lại có khoảng thời gian tồn tại ngắn hơn hay còn gọi là mô hình ngắn hạn hay mô hình trung gian trong một xu hướng chính. Nó không báo hiệu sự đảo chiều xu hướng mà chỉ là sự ngưng nghỉ tạm thời sau đó lại chuyển động theo xu hướng trước đó.

Mô hình tam giác có 3 loại chính là: Tam giác đối xứng, tam giác tăng, tam giác giảm. Sau đây chúng ta hãy lần lượt xem xét từng loại mô hình này.

Mô hình tam giác đối xứng (Tam giác cân)

Mo hinh tam giac doi xung

Hình vẽ trên là mô hình tam giác đối xứng trong thị trường giá lên. Đường nối các đỉnh giá trên là một đường xu hướng giảm. Đường nối các đáy ở dưới là đường xu hướng tăng. Hai đường xu hướng cắt nhau tại điểm gọi là đỉnh tam giác. Đường nối từ đỉnh gióng xuống đường xu hướng bên dưới tạo thành đáy của tam giác cân. Khi giá đóng cửa nằm bên trên đường xu hướng bên trên hoàn thành mô hình tam giác đối xứng.

Mô hình tam giác đối xứng thể hiện sự tạm nghỉ của giá trong một xu hướng hiện hữu, sau đó giá lại phục hồi theo xu hướng trước đó. Trong hình trên, xu hướng ban đầu tăng và sau đó là sự củng cố xu hướng tăng theo hình tam giác. Nếu xu hướng trước đó là giảm thì tam giác đối xứng có ý nghĩa là giá sẽ tiếp tục giảm.

Đọc thêm  Cách xác định ngày bùng nổ theo đà (Follow – Through Day)

Yêu cầu tối thiểu đối với một tam giác đối xứng là phải có 4 điểm đảo chiều. Để vẽ được hai đường xu hướng hội tụ thì mỗi đường cần ít nhất 2 đỉnh để vẽ được đường bên trên. Hai đáy ở dưới để vẽ được một đường xu hướng ở dưới. Lưu ý rằng điểm 3 phải thấp hơn điểm 1 và điểm 4 phải cao hơn điểm 2. Như vậy ta có 4 điểm đảo chiều 1-3, 2-4 và 2 đường xu hướng cắt nhau.

Khối lượng giao dịch trong mô hình tam giác đối xứng

Khối lượng giao dịch sẽ giảm khi giá dao động với biên độ hẹp trong phạm vi tam giác. Khuynh hướng này xuất hiện trong mọi mô hình củng cố. Tuy nhiên khối lượng giao dịch tăng đột biến tại điểm phá vỡ đường xu hướng để hoàn thành mô hình. Đôi khi, sau khi phá vỡ đường xu hướng giá có thể quay đầu retest lại điểm phá vỡ một lần nữa với khối lượng nhỏ và sẽ tăng mạnh khi xu hướng phục hồi.

Mô hình tam giác tăng

Là một biến thể của tam giác đối xứng, hình vẽ bên dưới minh họa mô hình tam giác tăng. Mô hình này hơi khác một chút với tam giác đối xứng vì đường xu hướng phía trên gần như nằm ngang và đường xu hướng phía dưới dốc lên. Mô hình này cho thấy rằng người mua tích cực hơn người bán.

Mo hinh tam giac tang

Trong mô hình này điểm breakout  sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/4 chiều ngang của mô hình tính từ điểm bắt đầu mô hình đến điểm cắt nhau của hai đường xu hướng. Sự phá vỡ này sẽ chứng tỏ mô hình mang tính củng cố.

Đọc thêm  Mô hình cờ và cờ đuôi nheo

Khối lượng giao dịch của mô hình tam giác tăng

Cũng giống như mô hình tam giác đối xứng ở trên. Khối lượng giao dịch sẽ giảm khi giá dao động với biên độ hẹp trong phạm vi tam giác. Khối lượng giao dịch sẽ chứng kiến sự gia tăng mạnh tại điểm breakout. Sự quay lại retest  đường hỗ trợ (đuờng phẳng bên trên) là điều bình thường và sẽ diễn ra với khối luợng giao dịch nhỏ.

Mô hình tam giác giảm

Tam giác giảm là hình ảnh đảo ngược của tam giác tăng và thường được xem là mô hình giảm giá. Tín hiệu giảm giá xuất hiện khi giá rớt xuống bên dưới đường xu hướng phẳng bên dưới với khối lượng tăng. Sau khi phá vỡ ngưỡng hỗ trợ là đường xu hướng bên dưới giá có thể quay lại retest lại đường này giờ đây đã trở thành ngưỡng kháng cự và  quay lại xu hướng giảm.

Mô hình tam giác giảm

Khối lượng giao dịch trong mô hình tam giác

Khối lượng giao dịch bên trong phạm vi tam giác tăng và giảm đều như nhau, trong đó khối lượng giao dịch giảm xuống khi mô hình hình thành và tăng lên khi có cú phá vỡ. Trong trường hợp của tam giác đối xứng, trong thời gian hình thành mô hình, người sử dụng đồ thị có thể phát hiện những thay đổi nhỏ trong mô hình khối lượng cùng với sự dao động giá. Điều này có nghĩa là trong mô hình tam giác tăng, khối lượng giao dịch tại đợt hồi phục lớn hơn và giảm nhẹ tại đợt rớt giá. Trong mô hình tam giác giảm, khối lượng giao dịch lớn hơn khi giá giảm nhưng lại ít hơn khi giá phục hồi.

Đọc thêm  Lịch sử phân tích kỹ thuật

Mục tiêu giá tối thiểu khi mô hình tam giác tăng hoàn thành

Kỹ thuật đo lường giá mục tiêu trong mô hình tam giác tăng tương đối đơn giản, đó là đo
chiều cao của mô hình tại phần rộng nhất AB của nó bằng cách chiếu khoảng cách đó từ điểm phá vỡ theo chiều dọc như hình mũi tên ở trên. Trong mô hình tam giác tăng mục tiêu giá tối thiểu tính từ điểm phá vỡ đường xu hướng bên trên và gióng lên. Trong mô hình tam giác giảm mục tiêu giá tối thiểu tính từ điểm phá vỡ đường xu hướng dưới gióng xuống như trên hình.

Yếu tố thời gian trong mô hình tam giác

Một yếu tố cuối củng cần phải nhắc đến trong mô hình tam giác là thời gian. Tam giác được xem là mô hình trung gian, tức là nó mất thời gian hơn 1 tháng và dưới 3 tháng để hình thành. Một tam giác tồn tại dưới một tháng có thể là dạng mô hình khác, vi dụ mô hình cờ đuôi nheo chẳng hạn, và mô hình này sẽ được đề cập trong bài viết sau. Như đã được đề cập trước đó, mô hình tam giác thường xuất hiện trong đồ thị giá dài hạn nhưng ý nghĩa cơ bản thì vẫn như nhau.

Chungkhoanviet.net