Quy định giao dịch chứng quyền có bảo đảm

0
1345

Quy định về giao dịch chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant – Viết tắt là CW) là kiến thức NĐT cần phải biết trước khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm để không bỡ ngỡ trong quá trình giao dịch. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày các quy định chính khi giao dịch chứng quyền có bảo đảm.

Thời gian giao dịch

THỜI GIAN PHƯƠNG THỨC KHỚP LỆNH
Từ 9h00’ – 9h15’ Khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa (ATO)
Từ 9h00’ – 11h30’ Khớp lệnh liên tục
Từ 11h30’ – 13h00’ Nghỉ giữa phiên
Từ 13h00’ – 14h30’ Khớp lệnh liên tục
Từ 14h30’ – 14h45’ Khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC)
Từ 9h00 – 15h00’ Giao dịch thỏa thuận

 

Biên độ dao động giá và các mức giá trong phiên

Giá tham chiếu CW: Là giá đóng cửa (ATC) trong phiên giao dịch của chứng quyền liền trước đó.

Khác với chứng khoán cơ sở giá Trần và giá Sàn của chứng quyền có đảm bảo được xác định bằng công thức sau:

Giá Trần CW = Giá tham chiếu CW + (Giá trần của CKCS – Giá tham chiếu của CKCS)/Tỷ lệ chuyển đổi)

Đọc thêm  Chứng quyền có đảm bảo là gì? Các thuật ngữ về chứng quyền

Giá Sàn CW = Giá tham chiếu CW – (Giá trần của CKCS – Giá tham chiếu của CKCS)/Tỷ lệ chuyển đổi)

Trên lý thuyết thì công thức tính giá sàn của chứng quyền ở trên có thể mang giá trị âm lên UBCKNN quy định giá sàn tối thiểu là: 10 Đồng.

Ví dụ minh họa tính giá Trần và Sàn của chứng quyền có bảo đảm

Giả sử mã chứng quyền CFPT1901 do công ty Chứng khoán Vndirect phát hành có giá đóng cửa phiên giao dịch Ngày 1/7/2019 là 4.260đ, tỷ lệ chuyển đổi là 2:1. Giá đóng cửa của cổ phiếu cơ sở FPT là 47.100 (giá Trần cổ phiếu FPT hôm sau là 50.300) Như vậy, giá Trần và Sàn của chứng quyền CFPT1901 cho phiên giao dịch ngày 2/7/2019 được tính như sau:

Giá Trần (CFPT1901) = 4.260 + (50.300 – 47.100)/2= 5.860

Giá Sàn (CFPT1901) = 4.260 – (50.300 – 47.100)/2  = 2.660

Đơn vị giao dịch (Khối lượng)

Theo phương thức khớp lệnh: Đơn vị giao dịch tối thiểu là 10 CW và tối đa là 500.000 CW/ 1 lệnh giao dịch. Theo quy định này thì số lượng tối thiểu của một lệnh mua/bán ít nhất là 10 CW và bội số của 10, số lượng tối đa là 500.000 CW.

Theo phương thức thỏa thuận: Đơn vị giao dịch tối thiểu 20.000 CW trở lên

Đơn vị yết giá (Bước giá)

  • Theo phương thức khớp lệnh: 10đ

Ví dụ: Chứng quyền CFPT1901 có biên độ giao động trong phiên trong phạm vi (Sàn 2.660 : Trần 5.860) thì bước giá biến động trong phạm vi đó là bội số của 10, như 2.660, 2.670, 2.680…đến 5.860

Đọc thêm  Chứng quyền có đảm bảo là gì? Các thuật ngữ về chứng quyền

Theo phương thức thỏa thuận: Không quy định

Các loại lệnh trong giao dịch chứng quyền

Trong giao dịch chứng quyền sử dụng các loại lệnh sau:

– Lệnh ATO: Là lệnh sử dụng trong phiên khớp lệnh ATO (9h00-9h15’) xác định mức giá mở cửa của chứng quyền

– Lệnh MP: Lệnh thị trường là lệnh mua/bán bất chấp giá, khác với lệnh giới hạn (LO – Lệnh có mức giá cố định) khi đặt lệnh trong phần giá NĐT chỉ nhập chữ MP.

– Lệnh ATC: Là lệnh sử dụng trong phiên khớp lệnh định kỳ ATC (14h30’- 14h45’) xác định mức giá đóng cửa.

– Lệnh LO: Là lệnh được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục trên cơ sở so khớp các lệnh mua bán với nhau. Lệnh LO có mức giá cụ thể xác định.

Quy định về sửa, hủy lệnh giao dịch chứng quyền

NĐT chỉ được phép sửa, huỷ lệnh chưa thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa thực hiện trong phiên khớp lệnh liên tục

NĐT không được sửa, huỷ lệnh trong phiên giao dịch khớp lệnh định kỳ mở cửa (ATO) và phiên định kỳ đóng cửa (ATC), kể cả các lệnh được chuyển từ phiên liên tục sang

Giao dịch thoả thuận không được phép huỷ