Thu nhập trên cổ phần (EPS)

0
2489

Thu nhập trên cổ phần (EPS) đóng vai trò như một chỉ số về hiệu quả hoạt động của công ty. Khi tính EPS, người ta thường dùng khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong suốt kỳ báo cáo để có kết quả chính xác hơn, bởi vì số lượng cổ phiếu lưu hành có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, các nguồn dữ liệu đôi khi sẽ đơn giản hóa quá trình tính toán bằng cách dùng số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào cuối kỳ. EPS pha loãng khác EPS cơ bản ở chỗ EPS pha loãng thường cộng thêm số lượng trái phiếu có thể chuyển đổi hay trái quyền vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành. EPS thường được xem là chỉ số quan trọng nhất trong việc xác định giá của cổ phiếu. Đây cũng là thành phần chính dùng để tính toán chỉ số P/E. Một điểm quan trọng nữa thường bị bỏ qua là việc tính toán lượng vốn dùng để tạo ra lợi nhuận. Hai công ty có thể có cùng EPS, nhưng một công ty có thể sử dụng vốn ít hơn – tức là công ty đó có hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng vốn của mình để tạo ra lợi nhuận và, nếu những yếu tố khác là tương tự thì đây là công ty tốt hơn.

Định nghĩa/Cách xác định:

Chỉ số EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) tính trên 1 cổ phiếu, hay lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu.
Nói cách khác, nếu công ty có khoảng 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng với tổng lợi nhuận sau thuế (Earnings) của công ty là 1 triệu USD, thì 1 cổ phiếu đó sẽ có EPS là khoảng 1 USD.

Đọc thêm  Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)

EPS càng cao phản ánh năng lực kinh doanh của công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức là cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao.

EPS cơ bản được tính bằng công thức:
EPS = (Thu nhập ròng – Cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi) ÷ Số lượng cổ phiếu đang lưu thông

Số lượng cổ phiếu ở đây có thể là:

  • Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông (cho kết quả EPS chính xác hơn)
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ (thuận tiện cho việc tính toán)

Có thể làm giảm EPS bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông, lúc này kết quả EPS sẽ được gọi là “EPS pha loãng”, sẽ được trình bày kỹ hơn ở phần dưới đây.

Chỉ số EPS bao gồm 2 loại : EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS)

EPS cơ bản (Basic EPS) : Lãi cơ bản trên 1 cổ phiếu.
EPS này phổ biến hơn, được tính theo công thức ở trên :
EPS cơ bản = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi)/Số lượng cổ phiếu bình quân lưu hành trong kỳ

EPS pha loãng (Diluted EPS) : Lãi suy giảm trên 1 cổ phiếu.
EPS này chính xác hơn, và cần được theo dõi vì:

Các doanh nghiệp đôi khi phát hành thêm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phát hành thêm, các quyền mua mà sau này được quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai.

Đọc thêm  Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Khi đó, EPS của doanh nghiệp này sẽ thay đổi, do số lượng cổ phiếu phổ thông tăng lên đột biến nhưng lại không có thêm dòng tiền chảy vào. Lúc này, nếu nhà đầu tư chỉ quan tâm đến EPS cơ bản, mà bỏ qua các yếu tố trên để dự đoán EPS cho tương lai có thể sẽ dẫn đến sai lầm.

Do đó, Cần chú ý đến những công ty tiến hành chia tách cổ phiếu, ví dụ: Chia tách theo tỷ lệ 2:1 thì EPS sẽ giảm còn một nửa, cụ thể là : trước khi chia tách EPS = 5000 VND, sau khi chia tách (2:1), EPS chỉ còn 2500 VND.

Vì vậy, báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty buộc phải trình bày cả hai chỉ tiêu EPS cơ bản và EPS pha loãng.

NĐT dễ dàng tìm thấy được hai chỉ số này trên các trang Web tài chính. Ví dụ như cafef.vn ở hình dưới của HPG.

Thu nhập trên cổ phần (EPS)1Chungkhoanviet.net