Tính giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

0
10519

Trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, thường xuyên NĐT nhận thấy Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu nào đó trong phiên giao dịch trước đó làm giá tham chiếu cho cổ phiếu này trong ngày giao dịch tiếp theo như thường lệ. Đó là các trường hợp các công ty niêm yết chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, trả cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Vậy phương pháp tính giá tham chiếu của những cổ phiếu này trong ngày giao dịch không hưởng quyền  như thế nào?. Chúng ta sẽ xem xét từng trường hợp và tổ hợp các trường hợp đặc biệt trên để tính giá tham chiếu trong những ngày đặc biệt đó.

Giá tham chiếu (Ptc) của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt

Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó – giá trị cổ tức

Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức đúng bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức.

Ví dụ: CTCP Vicostone (VCS): Ngày 13/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền tỷ lệ 10% mệnh giá ( tức 1 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Chốt phiên ngày 12/7 Cổ phiếu VCS có giá đóng cửa là 84.3 như vậy giá tham chiếu của cổ phiếu VCS ngày 13/7 sẽ là (84.300-1.000 = 83.300)  và giá trần và sàn  của cổ phiếu VCS ngày 13/7 lần lượt là (83.300(1+7%) = 89.100 và 83.300(1-7%) = 77.500).

Giá tham chiếu của cổ phiếu trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn.

Trong trường hợp này giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới (Ptc) được tính theo công thức:

Trong đó :

Ptc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới để tăng vốn, đây là giá cần xác định
PRt-1 : là giá đóng cửa của cổ phiếu phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền.
: là tỷ lệ tăng vốn

PR : là giá cổ phiếu sẽ bán cho người nắm giữ quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới.

  Ví dụ:  Ngày 1/8/2018 Cổ phiếu AAA là ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn đầu tư xây dựng Nhà máy mới. Tổng vốn huy động mới là 200 tỷ đồng (tổng vốn AAA trước lúc phát hành quyền mua cổ phiếu là 100 tỷ đồng). Tức mỗi cổ đông sở hữu 1cp AAA được quyền mua  thêm 2 cổ phiếu mới. Giá tham chiếu của cổ phiếu này vào phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền là 50.000 đồng/cổ phiếu (PRt-1). Tỷ lệ tăng vốn là gấp 2 lần vốn hiện có (I=2). Giá cổ phiếu sẽ bán cho cổ đông ghi trong quyền là 32.000 đồng/cổ phiếu (PR).

Đọc thêm  Nguyên nhân thật sự làm thay đổi giá tài sản trong nền kinh tế

Như vậy, giá tham chiếu của cổ phiếu AAA trong ngày giao dịch không hưởng quyền là 38.000 đồng. Trong khi đó giá bán theo quyền của cổ phiếu (hay giá ấn định) là 32.000 đồng.

Trong trường hợp này giá trị của quyền mua đối với mỗi cổ phiếu AAA là :

38.000 đồng – 32.000 đồng = 6.000 đồng.

Trong thực tế, khi có một cổ phiếu AAA ta có hai quyền mua cổ phiếu mới và tổng giá trị quyền cho việc sở hữu một cổ phiếu cũ là 12.000 đồng

Đây là thông tin hết sức quan trọng trong quá trình giao dịch quyền mua cổ phiếu này.

Bài toán này được gặp khá thường xuyên trong quá trình vận hành của TTCK. Bởi vì, việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất là mục đích quan trọng nhất của TTCK và các doanh nghiệp sẽ tranh thủ tối đa nguồn vốn huy động bằng phương pháp này.

Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu thưởng

Thực tiễn TTCK Việt nam hiện nay đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp niêm yết muốn thực hiện việc chia cổ tức, chia thưởng bằng cổ phiếu. Thực chất đây là đợt phát hành mới và bán cho cổ đông hiện hữu. Quyền “mua” cổ phiếu tiềm ẩn trong hoạt động này và coi như cổ đông hiện hữu có quyền dùng luôn tiền thưởng hay cổ tức để mua cổ phiếu mới. Thực chất, hoạt động chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng và hoạt động phát hành thêm cổ phiếu cùng xẩy ra cùng một lúc.

Ví dụ: Cty CP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) đã được phép của UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ đồng lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày Thứ 4 ngày 13/10. Giá tham chiếu của cổ phiếu này tại ngày 13/10 này là bao nhiêu? Giá trị của quyền bằng bao nhiêu? Biết rằng giá cổ phiếu ngày 12/10 của KHA là 25.500đồng.

Đọc thêm  Định giá cổ phiếu

Bản chất của hành động trên cùng một lúc có 2 sự kiện xẩy ra: Đó là KHA phát thưởng và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Mức thưởng là 5.000 đồng /cổ phiếu; Phát hành để tăng thêm 50% vốn và giá tính cho người có quyền (cổ đông hiện hữu) với giá 10.000 đồng /cổ phiếu. Chúng ta dùng công thức sau:

Trong đó :

Ptc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu
PRt-1 : là giá đóng cửa của cổ phiếu phiên trước phiên không hưởng quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu. (25.500đ)
I : là tỷ lệ vốn tăng (50%=0,5 (Tức tỷ lệ 2:1)
PR : là giá cổ phiếu sẽ tính toán cho người có quyền nhận thưởng bằng tiền (10.000đ)

TTH : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu (5.000 đồng)

Thay số vào ta có:

Tức là, nếu ngày 13/10 giá cổ phiếu KHA hình thành là 17.000 đồng/cổ phiếu thì được coi là không có biến động giá, không có tác động đến Vn-Index. Việc giảm giá từ 25.500 đồng /cổ phiếu xuống 17.000 đồng/cổ phiếu chỉ là sự biến động về giá trị, chứ không phải là biến động về giá.

Giá của quyền ở đây là 17.000đồng – 10.000đồng = 7.000đồng.

Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia cổ tức bằng tiền mặt và đồng thời chia cổ tức bằng cổ phiếu

Ví dụ:

Công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) ngày 5.9.2018 là ngày GDKHQ tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 (2.000 đ/cp), thưởng cp (tỷ lệ 5:1). Giá đóng cửa của cp VNM ngày 4.9.2018 là 163.400 đồng/cp. Chúng ta hãy tính giá tham chiếu của cổ phiếu này vào ngày 5.9.2018 theo công thức :

Trong đó:

Ptc (ngày 5/09) : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dich không hưởng quyền nhận thưởng và nhận cổ tức bằng cổ phiếu

PRt-1 : là giá đóng cửa trước ngày giao dịch không hưởng quyền.

I : là tỷ lệ tăng vốn 5:1(5cp được nhận thêm 1cp) tức I=20%=0.2)

PR : là giá cổ phiếu sẽ thưởng cho người có quyền hưởng cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu ở đây là mệnh giá theo quy định (10.000 đồng)

TTH: giá trị của cổ phiếu thưởng 5:1 (1:5×10.000=2.000 đồng)

Div: là giá trị cổ tức bằng tiền (2.000 đồng)

Thay số vào ta có

Công thức tổng quát tính giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, phát hành thêm cổ phiếu

Nếu tất cả các yếu tố dưới đây cùng xẩy ra một lúc thì ta tính giá tham chiếu của cổ phiếu như thế nào?

–         Công ty phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ

–         Công ty phát hành cổ phiếu thưởng

–         Công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Đọc thêm  Margin là gì? Lợi và hại khi sử dụng Margin

–         Công ty chia cổ tức bằng tiền mặt

Chúng ta có thức tổng quát sau:

Trong đó :

Ptc : Giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng các quyền trên

I1 : Tỷ lệ tăng vốn phát hành thêm cổ phiếu

I2 : Tỷ lệ tăng vốn do phát thưởng bằng cổ phiếu
I3 : Tỷ lệ tăng vốn do trả cổ tức bằng cổ phiếu

TTHcp : Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu

Divcp : Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu

Divt : Giá trị cổ tức bằng tiền
Pr1 :
Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu

Pr2 : Giá cổ phiếu tính cho người được trả cổ tức bằng cổ phiếu

Pr3 : Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ phiếu thưởng

Trong thực tế, để tính giá tham chiếu của cổ phiếu chúng ta có thể dùng công thức tổng quát này cho tất cả các trường hợp. Tuy nhiên trên thực tế cả 4 trường hợp trên hiếm khi xảy ra cùng lúc, những  yếu tố không xảy ra sẽ có giá trị là 0.

Đối với trường hợp thưởng cổ phiếu hay trả cổ tức bằng cổ phiếu giá Pr2= Pr3=10.000 (tức là bằng Mệnh giá cổ phiếu)

Lưu ý quan trọng về những ngoại lệ trên thị trường khi tính giá tham chiếu

– Khi giá trị cổ tức bằng tiền lớn hơn thị giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường thì trong ngày giao dịch không hưởng quyền giá tham chiếu của cổ phiếu sẽ không bị điều chỉnh.

Ví dụ cổ phiếu MEF đang giao dịch trên sàn UPCOM có giá thị trường là 1.600đ/cp. Ngày14/5/2018 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức tiền mặt 35% mệnh giá( Tức một cổ phiếu MEF nhà đầu tư đang nắm giữ sẽ nhận được 3.500 đồng tiền mặt). Như vậy trong ngày giao dịch không hưởng quyền thì giá tham chiếu của cổ phiếu MEF vẫn là 1.600 và không bị điều chỉnh. Đây là một trong những ngoại lệ xảy ra thực tế trên thị trường.

– Khi thị giá của cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường đang giao dịch dưới mệnh giá (10.000) mà công ty phát hành thêm cổ phiếu thì giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền cũng sẽ không bị điều chỉnh bởi công thức trên.

– Trong ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức bằng tiền, cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng thì cổ phiếu đó sẽ bị loại bỏ trong rổ tính chỉ số cổ phiếu của HSX, HNX, UPCOM

– Trong thực tế giao dịch trên thị trường người nắm giữ cổ phiếu được hưởng quyền không phải tính toán giá tham chiếu này mà sở giao dịch sẽ tính toán tự động theo công thức tổng quát  ở trên nhưng nhà đầu tư nên biết bản chất của những yếu tố kể trên sẽ ảnh hưởng đến thị giá của cổ phiếu trên thị trường như thế nào.

Chungkhoanviet.net