Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

0
4087

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): Hệ số ROE (Return on Equity) cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận hay nói cách khác là phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp để sinh lợi như thế nào.
Người ta hay nói “Một đồng vốn, bốn đồng lời”, nghĩa là trong trường hợp này ROE = 4.

ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, giúp theo dõi xem một đồng vốn bỏ ra đã đẻ ra được bao nhiêu đồng lời. Như vậy, ta hoàn toàn có thể hiểu rằng tỷ lệ ROE sẽ càng cao càng tốt. Nó sẽ chứng tỏ rằng công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông.

Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của công ty cần phân tích với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành. Rộng hơn có thể so sánh với các công ty quốc tế cùng ngành và tương đồng về các đặc điểm sản xuất kinh doanh.

Cách xác định:

ROE = (lợi nhuận sau thuế/Earnings)/(vốn chủ sở hữu/ Equity)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Trong đó:

  • Lợi nhuận ròng: là lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường (sau khi đã trả cổ tức cho cổ phần ưu đãi)
  • Vốn chủ sở hữu: còn gọi là Vốn cổ phần của cổ đông, hoặc giá trị tài sản ròng hữu hình (tại thời điểm đầu niên độ kế toán).

Để có được chỉ số ROE, nhà đầu tư có thể truy cập vào rất nhiều trang web tài chính và có thể tìm ra một cách dễ dàng mà không cần tự tính toán. Dưới đây là ROE của HPG tra cứu được trên trang web cafef.vn:

Đọc thêm  Chỉ số P/E

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)1 

Khi nào cần đặc biệt chú ý đến ROE ?

  1. Tương quan giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ lãi vay ngân hàng (R):
  • ROE < R : lợi nhuận tạo ra chỉ để trả lãi vay ngân hàng.
  • ROE > R : lợi nhuận thu được dư trả chí phí lãi vay, cũng phải xem xét thêm liệu ROE có tăng hay không.

2. Doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm tăng ROE:
Mua lại cổ phiếu quỹ, số lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường sẽ bị giảm đi, đồng thời giá trị sổ sách (Book Value) cũng giảm xuống do công ty đã mất một phần tiền để mua cổ phiếu. Điều này sẽ làm tăng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), tăng ROE. Như vậy, dù lợi nhuận doanh nghiệp không đổi, nhưng điều này vô tình bóp méo các chỉ số, “đánh lừa” NĐT hay dùng các chỉ số này để tìm kiếm cổ phiếu rẻ đang giao dịch dưới giá trị thực.

Do vậy, khi đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, các nhà phân tích thường xem xét hai chỉ tiêu là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ (ROE). Về cơ bản, hai chỉ tiêu ROA và ROE càng cao càng tốt, tức là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao.

Chungkhoanviet.net